Sự khác nhau giữa lao phổi và lao hạch

21/10/2019 17:01

Không nguy hiểm và lây nhiễm như lao phổi, bệnh lao hạch không gây tử vong và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên đây là căn bệnh khá phổ biến, bệnh cũng kéo dài và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao xâm nhập vào phổi và sinh sôi nảy nở trong cơ thể. Đây là căn bệnh thường gặp nhất và chiếm tới 80% trong cuộc sống, đây cũng chính là nguồn lây chính trong cộng đồng. 

Người bị bệnh lao phổi có triệu chứng, hay cảm thấy khó thở, đau ngực, mệt mỏi. Ho thường là biểu hiện đầu tiên, có thể ho là triệu chứng đầu tiên và quan trọng của bệnh lao phổi. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Triệu chứng ho có thể kéo dài hơn 3 tuần. Hay đổ mồ hôi trộm về đêm, bị sốt nhẹ, thấy ớn lạnh về chiều và sụt cân do chán ăn, ăn không ngon.

 Chụp X-quang phổi dùng trong chẩn đoán bệnh lao phổi

Lao phổi là một bệnh rất dễ lây truyền giữa người sang người thông qua đường hô hấp. Chính vì thế, muốn điều trị bệnh cần tuân thủ đúng lời chỉ định của bác sỹ, uống đủ liều và không tự ý dừng thuốc sau khi thấy các biểu hiện trên kết thúc. 

Bệnh lao phổi không chữa kịp thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.

Để phòng bệnh lao phổi, các chuyên gia bác sỹ khuyên bạn nên áp dụng những biện pháp sau đây: Tiêm vaccine BCG cho trẻ để phòng bệnh lao; vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh; không dùng chung đồ dùng cá nhân, ngồi ăn chung, đeo khẩu trang khi nói chuyện, khi khạc đờm phải khác vào một nơi quy định, đờm hoặc các vật chứa nguồn lây bệnh phải được hủy đúng phương pháp; lập kế hoạch ăn uống khoa học nhất, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, khám sức khỏe theo định kỳ để phòng bệnh lao.

Bệnh lao hạch 

Là căn bệnh thứ phát xuất hiện sau bệnh lao ở những nơi khác trong cơ thể như lao phổi hoặc lao sơ nhiễm. Vi trùng lao sau khi vào phổi, gây tổn thương ở đây (lao phổi) rồi di chuyển tới hạch và ra gây lao hạch.

Các biểu hiện của bệnh lao hạch bao gồm: Các hạch sưng to, từng chùm, chuỗi, nhất là ở cổ. Hạch sưng không đồng đều, không đau và không dính. Bề mặt da vùng nổi hạch nhẵn, sưng to như không nóng và không tấy đỏ; kích thước hạch sưng to, khi to thì mềm ra, lúc đó hạch có thể vỡ và chảy mủ, trông giống như bã đậu, khó liền sẹo, hay rò. Thành sẹo dễ bị co kéo, hình dúm dó; khi lao hạch người bệnh cảm thấy sốt nhẹ và mệt mỏi trong trường hợp bị bội nhiễm có kèm theo tổn thương như xương, phổi,.... các bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn. 

Bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sỹ và sử dụng đủ liều theo thời gian. 

Bệnh lao hạch được điều trị ngoại khoa, phẫu thuật - mổ lấy toàn bộ hạch khi hạch hóa mủ nhưng lại không đáp ứng khi chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh, hoặc là bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu ở hạch và đắp kháng sinh chống lao cũng là cách điều trị có hiệu quả.

Điều trị lao hạch tốt nhất là nên điều trị bệnh lao trước khi phẫu thuật để tránh lây lan vi khuẩn lao.

Để phòng tránh hai loại bệnh trên, cần đề cao sức kháng và tăng cường có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt đối với trẻ em, đây là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Top